Cảnh báo: 7 tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhân sâm tươi!

13 Tháng Ba, 2019

Tác dụng phụ khi sử dụng nhân sâm tươi là điều không phải người tiêu dùng nào cũng để ý đến. Thông thường vì tâm lý cho rằng nhân sâm là vị “thần dược” chữa được bách bệnh nên nhiều người đã quá lạm dụng, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi, hãy cùng tham khảo nhé!

7 tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi chớ nên xem thường!

Nhân sâm tươi tuy là sản phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn. Dưới đây là các tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi mà bạn cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng:

Nhân sâm tươi Hàn Quốc

Nhân sâm tươi Hàn Quốc

1/ Mất ngủ, đau nhức đầu, chóng mặt: Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi thường gặp nhất đó là các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt. Những tác dụng phụ này mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng về lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến bạn nhanh bị suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, lời khuyên là khi mới bắt đầu sử dụng nhân sâm tươi, bạn chỉ nên dùng với một lượng nhỏ, sau đó mới tăng dần theo thời gian.

Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi thường gặp nhất đó là các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt

2/ Các vấn đề về đường tiêu hóa: Rất nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng nhân sâm tươi thường gặp phải các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc đầy bụng, khó tiêu. Đó là do hệ tiêu hóa của bạn chưa thích nghi được với các dưỡng chất của nhân sâm. Ngoài ra, sâm tươi lại có tính hàn nên dễ bị lạnh bụng, khiến người có sức khỏe yếu thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bụng.

3/ Nhân sâm tươi làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp, vì vậy với những người có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao khi sử dụng nhân sâm sẽ làm các triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí dẫn đến nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, khó thở, tăng huyết áp đột ngột.

4/ Nhân sâm tươi làm hạ đường huyết: Quá lạm dụng nhân sâm tươi có thể khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể bị giảm mạnh. Những bệnh nhân bị tiểu đường đang dùng thuốc nếu sử dụng nhân sâm không đúng cách có thể làm giảm lượng đường trong máu, dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm.

5/ Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi có khả năng làm loãng máu, chống đông máu, làm tăng nguy cơ bị chảy máu, mất máu do máu khó đông. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và sau sinh, người bị viêm loét dạ dày, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc người bị mắc bệnh máu khó đông.

6/ Đối với bệnh nhân bị tâm thần phân liệt: Sử dụng nhân sâm tươi quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Đặc biệt khi sử dụng chung với thuốc an thần có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh tình của những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

7/ Có tác dụng phụ khác: Việc quá lạm dụng nhân sâm tươi trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn chảy máu, cơ thể bị phù, nhịp tim không ổn định, hay đánh trống ngực, đổ mồ hôi lạnh, thị lực suy giảm, cơ thể mẩn ngứa, khô miệng…

Lưu ý để sử dụng nhân sâm tươi đúng cách

chế biến sâm tươi

chế biến sâm tươi

Để loại bỏ được những tác dụng phụ tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi, bạn cần lưu ý để sử dụng nhân sâm tươi đúng cách như sau:

Liều lượng sử dụng: Đối với người bình thường, liều lượng sử dụng nhân sâm tươi một cách hợp lý nhất đó là từ 1-3g/ngày.

Thời gian thích hợp sử dụng nhân sâm tươi: Bạn có thể sử dụng nhân sâm tươi vào buổi sáng, trưa hoặc chiều, nhưng tốt nhất vẫn nên sử dụng vào buổi sáng để giúp thanh lọc cơ thể. Tránh sử dụng nhân sâm tươi vào buổi tối bởi nó có thể gây mất ngủ, trằn trọc, khó chịu. Vào buổi trưa hoặc chiều, bạn nên sử dụng nhân sâm tươi trước bữa ăn từ 15-30 phút là tốt nhất.

Đối tượng nào không nên sử dụng nhân sâm tươi: Những người có tiền sử bị cao huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, người mắc bệnh máu khó đông, hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị đau bụng đi ngoài, trẻ em dưới 13 tuổi và phụ nữ mang thai không nên sử dụng trực tiếp nhân sâm tươi. Còn lại các đối tượng khác đều có thể sử dụng, nhưng liều lượng cụ thể như thế nào thì bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Các cách sử dụng nhân sâm tươi hiệu quả: Với nhân sâm tươi, bạn hoàn toàn không nên sử dụng trực tiếp mà phải qua chế biến. Bạn có thể dùng nhân sâm tươi ngâm mật ong, nhân sâm tươi ngâm rượu, gà hầm nhân sâm, sắc lấy nước hoặc hãm trà uống đều là những phương pháp sử dụng nhân sâm tươi được các chuyên gia khuyên dùng. Các cách này có thể giúp phát huy được hết những tác dụng của nhân sâm và làm hạn chế những tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi.


Số ĐKKD : 01F8010435 – 26/3/2013 – Nơi cấp: UBND quận Thanh Xuân.
0948 898 368
dịch vụ phòng marketing thuê ngoài| keo silicone | seo tổng thể | đơn giá vệ sinh công nghiệp | Nội thất văn phòng | thùng carton 3 lớp | thùng carton 3 lớp | dập nguội| nam châm | thảm văn phòng| đàn piano điện