Tiêu chuẩn EN Châu Âu

6 Tháng Sáu, 2022

Tiêu chuẩn EN ( tiêu chuẩn châu Âu) là một tiêu chuẩn được đánh giá là có tính chất khắt khe, chặt chẽ và là tiêu chuẩn cao nhất thế giới.

EN được duy trì bởi 3 tổ chức: CEN – Ủy ban Tiêu chuẩn hóa châu Âu, CENELEC – Ủy ban Châu Âu về Tiêu chuẩn Kỹ thuật Điện và ETSI – Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu.

Hãy cũng tìm hiểu thêm một số vấn đề xoay quanh tiêu chuẩn này qua bài viết dưới đây.

1. Tiêu chuẩn là gì?

Tiêu chuẩn là tài liệu cung cấp các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc điểm về đặc tính kỹ thuật dùng để phân loại, đánh giá các hoạt động hoặc một loại mặt hàng cụ thể, có tính sử dụng phổ biến, lặp đi lặp lại nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế.

 

Các tiêu chuẩn được tạo ra bằng cách tập hợp các kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức, sự đồng thuận và các mối quan tâm của các nhà sản xuất, người tiêu dùng, các nhà quản lý về một quy trình, một sản phẩm hay một dịch vụ cụ thể.

Về cơ bản, tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu hoặc khuyến nghị liên quan đến sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ. Nó đóng vai trò trong việc thiết lập một thuật ngữ chung hoặc một phương pháp đo lường và kiểm tra.

Việc tiêu chuẩn hóa một mặt hàng sẽ khiến cho tất cả các bên liên quan được hưởng lợi thông qua việc an toàn chất lượng được nâng cao hơn trong khi các chi phí và giá giao dịch thấp hơn.

Thông thường,mỗi tiêu chuẩn sẽ phù hợp hoặc có mối liên quan đến một số mặt hàng hoặc dịch vụ nhất định.

Ví dụ: trong lĩnh vực cơ điện, sản phẩm ống luồn dây điện, phụ kiện cho ống luồn dây điện,.. sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn hướng tới việc an toàn khi sử dụng trong lĩnh vực điện hoặc có các thông số kỹ thuật phù hợp để sử dụng trong lĩnh vực điện như tiêu chuẩn IEC về điện, tiêu chuẩn UL, ANSI.

2. Tiêu chuẩn châu Âu EN

Tiêu chuẩn EN Châu Âu hay tiêu chuẩn châu Âu (European Standard), là các tài liệu được công nhận và duy trì bởi một trong ba tổ chức Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (ESO): CEN, CENELEC hoặc ETSI.

 

Tiêu chuẩn này đã được phê chuẩn là có thẩm quyền trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa kỹ thuật tự nguyện theo quy định của EU 1025/2012.

Mặc dù 3 tổ chức trên có mối quan tâm và hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, thế nhưng cả CEN, CENELEC và ETSI đều cùng hợp tác trong một số lĩnh vực quan tâm chung như lĩnh vực máy móc, công nghệ thông tin và truyền thông, cùng nhau chia sẻ các chính sách chung về các vấn đề có thỏa thuận lẫn nhau.

Tiêu chuẩn EN được hình thành bởi tất cả các bên quan tâm thông qua một quy trình minh bạch, cởi mở và đồng thuận.

Mặc dù tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, không có nghĩa vụ pháp lý trong việc áp dụng. Thế nhưng, luật pháp và các quy định có thể đề cập đến các tiêu chuẩn và làm cho chúng có ý nghĩa bắt buộc.

Hiện nay, tiêu chuẩn Châu Âu EN có ý nghĩa như là một nghĩa vụ phải được thực hiện ở cấp quốc gia bằng cách đưa ra tiêu chuẩn quốc gia tại 34 quốc gia thành viên của CEN – CENELEC.

Đặc điểm của tiêu chuẩn EN

EN là tiêu chuẩn đặc trưng cho EU (Châu Âu), chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật dành cho người sử dụng và bảo vệ môi trường được yêu cầu bởi các nước thành viên thuộc liên minh Châu Âu.

Có một thực tế là chỉ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu mới được phép lưu hành trên thị trường EU.

 

Mỗi tiêu chuẩn châu Âu được xác định bằng mã tham chiếu duy nhất chứa các chữ cái “EN”, mang tính phổ quát trên nhiều lĩnh vực.

Tiêu chuẩn EN đề ra các bộ tiêu chuẩn riêng cho từng dòng sản phẩm cụ thể.

Ví dụ: Đối với sản phẩm linh kiện điện tử thì cần đảm bảo chất lượng, độ an toàn bằng các nhãn năng lượng, thiết kế sinh thái và các yêu cầu kỹ thuật cho từng sản phẩm.

Đối với sản phẩm sữa bột, tiêu chuẩn EN không chấp nhận/ cấm tuyệt đối các thành phần kim loại nặng có trong sản phẩm như Arsen, thủy ngân, đồng, kẽm.

Việc tuân thủ tiêu chuẩn EN dựa trên các nguyên tắc sau

– Tự nguyện: Lĩnh vực sản xuất, sản phẩm, dịch vụ nào đó hoàn toàn tự do trong việc áp dụng theo tiêu chuẩn EN nếu tiêu chuẩn này có ý nghĩa hay có ích đối với sản phẩm, dịch vụ đó.

– Hài hòa: Việc áp dụng tiêu chuẩn EN phải đảm bảo việc hài hòa và thực sự phù hợp với chỉ thị Châu Âu hoặc đặc tả kỹ thuật về khả năng tương thích.

– Bắt buộc: Trong một số trường hợp cụ thể, tiêu chuẩn EN được thể hiện trong các văn bản, tài liệu phải được tuân thủ một cách bắt buộc.

Tại Anh, tiêu chuẩn EN được xuất bản bởi Viện tiêu chuẩn Anh (BSI), viết tắt là BS ENs.

Tiêu chuẩn EN là tiêu chuẩn áp dụng cho toàn Châu Âu nhằm mục tiêu phát triển cho hàng hóa và dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực.

EN tạo thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia, tạo ra thị trường mới và cắt giảm chi phí.

3. Điều gì xảy ra khi một sản phẩm đạt tiêu chuẩn EN?

Được đánh giá là tiêu chuẩn cao nhất thế giới và vô cùng khắt khe, sản phẩm đạt tiêu chuẩn EN luôn là một mục tiêu để các nhà sản xuất hướng tới.

Sản phẩm một khi đạt tiêu chuẩn Châu Âu thì nghiễm nhiên sẽ được tự do thông thương trên thị trường chung EU – một thị trường được đánh giá là rất khó tính. Hơn nữa, sản phẩm đó cũng được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.

Như vậy, từ những thông tin trên hy vọng sẽ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích và thú vị về tiêu chuẩn EN – một tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới mà mọi hàng hóa, dịch vụ hiện nay đều lấy làm mục tiêu vươn tới.

>>> Xem thêm: Chứng nhận CE Marking là gì

 


dịch vụ phòng marketing thuê ngoài| keo silicone | seo tổng thể | đơn giá vệ sinh công nghiệp | Nội thất văn phòng | dập nguội| nam châm | thảm văn phòng|khóa học google ads| tư vấn pháp luật đất đai| xe khách hà nội lào cai |
| kèo nhà cái bong88
| Cần tìm giúp việc gấp | đàn piano điện