Giải pháp nhà máy thông minh cho doanh nghiệp

15 Tháng Ba, 2022

Nhà máy thông minh được coi là xu thế sản xuất mới của tương lai, là một trong những bước chuyển đổi số quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất.

1. Nhà máy thông minh là gì?

Mô hình nhà máy thông minh là bước “tiến hóa” vượt bậc của ngành công nghiệp sản xuất. Trong đó, môi trường sản xuất tự động hóa được chuyển thành một môi trường khác có kết nối linh hoạt hơn; dữ liệu được xử lý liên tục, mọi thứ được tổ chức mà không cần đến sự can thiệp của con người. Bản chất của nhà máy thông minh chính là ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0, kết nối các phần mềm ứng dụng với hệ thống máy móc, giúp cho quá trình sản xuất ngày càng thông minh, năng động và tối ưu hóa.

Ngay từ khi xu hướng chuyển đổi số xuất hiện, các giải pháp nhà máy thông minh đã lần lượt ra đời, vận dụng phối hợp các công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn), IioT (internet vạn vật)… cho phép các nhà máy có thể tự vận hành, điều chỉnh tác vụ cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.

2. Đặc trưng của nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh là một hệ thống chủ động trong đó con người kiểm soát máy móc, thiết bị sản xuất và theo dõi các dữ liệu đã được số hóa thông qua hệ thống để đảm bảo hiệu quả sản xuất, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh mà không cần can thiệp quá nhiều.

Thường mỗi doanh nghiệp sẽ có một bài toán sản xuất riêng. Nhiệm vụ của nhà máy thông minh chính là áp dụng công nghệ để giải quyết những bài toán sản xuất ấy. Hệ thống nhà máy thông minh sẽ giúp cho các doanh nghiệp: quản trị linh hoạt; tối ưu vận hành; trao quyền cho bộ phận vận hành; duy trì nguồn năng lượng xuyên suốt và thân thiện; bảo mật vận hành ở mọi cấp độ… Với sự tối ưu của mình, nhà máy thông minh có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm từ 30-50% chi phí duy trì, đồng thời giảm năng lượng tiêu thụ từ 10-30%.

Các công nghệ được ứng dụng trong nhà máy thông minh bao gồm:

– Cảm biến: giúp doanh nghiệp mô phỏng hầu hết các trạng thái của đối tượng (màu sắc, hình dáng, nhiệt độ, độ ẩm, số liệu…) bằng các tín hiệu số. Từ đó, doanh nghiệp có thể giám sát, theo dõi các quy trình cụ thể, thu thập các thông tin để mô tả hệ thống và đưa ra cảnh báo về tình trạng máy móc hoặc quy trình sản xuất…
– Hệ thống mạng vật lý (Cyberphisical): giúp thiết lập mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các máy móc với nhau. Từ đó nhận dạng và cho biết lịch sử, tình trạng hiện tại và đưa ra các đề xuất tối ưu hóa nguồn lực vận hành, máy móc và hệ thống hậu cần.
– Hệ thống dữ liệu Big Data: cập nhật tức thời và xử lý đồng bộ mọi thông tin, dữ liệu của mọi thành phần trong nhà máy sản xuất.
– Trí tuệ nhân tạo (AI): giúp phân tích các dữ liệu trong quá khứ, đưa ra cảnh báo, xu hướng và điều chỉnh mang tính tự đông thích ứng.

Giải pháp nhà máy thông minh được chỉ ra là hướng đi rất yếu cho các doanh nghiệp sản xuất trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Nhà máy thông minh đang được kỳ vọng về một hệ thống thông minh có khả năng tự sản xuất, vận hàng tự động hóa toàn bộ mà không cần đến sự can thiệp của con người.

CMC TS hiện đang triển khai giải pháp MES (Manufacturing Execution System) – Giải pháp xây dựng nhà máy thông minh cho doanh nghiệp và các phần mềm quản lý, điều hành sản xuất khác tạo nên bộ giải pháp toàn diện về nhà máy thông minh, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.


dịch vụ phòng marketing thuê ngoài| keo silicone | seo tổng thể | đơn giá vệ sinh công nghiệp | Nội thất văn phòng | dập nguội| nam châm | thảm văn phòng|khóa học google ads| tư vấn pháp luật đất đai| xe khách hà nội lào cai |
| kèo nhà cái bong88
| Cần tìm giúp việc gấp | đàn piano điện